Hoàng Hiệp là ca sĩ bước lên sân khấu cùng thời với các ca sĩ, nhạc sĩ tên tuổi như Tuấn Hưng, Tường Văn, Hồ Hoài Anh, Bằng Kiều.... Tuy nhiên, 8 năm trước, anh đã bỏ lại sự nghiệp đầy cơ hội tại Việt Nam để sang Mỹ định cư.
Trong lần gặp gỡ với MC Thúy Nga, Hoàng Hiệp đã chia sẻ về quyết định sang Mỹ và cuộc sống thăng trầm suốt 8 năm qua.
Anh cho biết: “Tháng 7/2013, Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM muốn kiếm một ca sĩ có khả năng hát tiếng Mỹ tốt và tôi được chọn”.
“Khoảng thời gian đầu qua Mỹ, tôi rất may mắn được ở với anh Bằng Kiều và được anh giới thiệu đi show trong suốt một năm rưỡi. Sau đó tôi xin phép ra ở riêng để tự lập thì bắt đầu khó khăn. Tôi mướn gara để ở, mùa đông thì lạnh mà mùa hè thì nóng.
Cơ hội đi hát lúc đó không nhiều, chỉ hát vào cuối tuần, mà ca sĩ ở Mỹ chỉ chăm chăm đi hát sẽ không đủ sống, trong khi tôi còn phải gửi tiền về Việt Nam lo cho hai con. Sau này tôi xin làm quản lý ở tiệm phở, hôm nào không kẹt xe tôi đi mất 2 tiếng, hôm nào kẹt thì đi mất 4 tiếng là chuyện bình thường. Ở gara 1 năm, tôi được má Ngọc (má nuôi nghệ sĩ Hoài Linh) cho một căn phòng để ở”, Hoàng Hiệp nhớ lại.
Sự giúp đỡ của mọi người khiến Hoàng Hiệp khắc cốt ghi tâm. Anh nói sẽ không bao giờ quên tấm chân tình của anh em nghệ sĩ đã tạo điều kiện để anh có việc làm, nơi ở.
![]() |
Hoàng Hiệp hơn vợ đúng 12 tuổi. |
Về câu chuyện hôn nhân, Hoàng Hiệp chia sẻ trước khi qua Mỹ anh đã kết thúc cuộc hôn nhân không trọn vẹn sau khi có 2 con. Đặt chân đến Mỹ, anh bén duyên với bà xã Phương Quỳnh khi tích cực hoạt động trong ca đoàn nhà thờ.
Bà xã Hoàng Hiệp nhỏ hơn anh 12 tuổi. Cả hai đã kết hôn năm 2017, hiện tại anh đã có thêm 2 người con. An cư lạc nghiệp, anh đón thêm 2 con ở Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ, cả gia đình 6 người sống vui vẻ, hạnh phúc như không hề có khái niệm con chung, con riêng.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhàtập 75, kể về mối nhân duyên với bà xã Phương Quỳnh, Hoàng Hiệp hóm hỉnh cho rằng mình đã chốt hạ “người đẹp” chỉ bằng món bún đậu mắm tôm do anh tự làm.
Mặc dù phải lòng bà xã từ những lần đầu gặp mặt tại nhà thờ, nhưng anh khiến Phương Quỳnh hiểu lầm bởi phong thái nghiêm nghị nhìn rất “chảnh”. Sau hơn một năm quen Phương Quỳnh, anh gặp tai nạn xe kinh hoàng.
“Trên đường đi sinh nhật về, xe tôi bị một chiếc xe khác tông ngang, xoay mấy vòng rồi đập vào cột điện, bốn bánh xe ngửa lên trời. Lúc đó 3 người chúng tôi mới mở dây an toàn ra, nằm xuống nóc xe đợi cảnh sát tới đập kính, kéo ra. Hiệp bị nứt một cái xương sườn” - Hoàng Hiệp nhớ lại.
Nhắc lại chuyện này, Phương Quỳnh vẫn không quên được cảm giác bị sốc khi nhận cuộc gọi từ bạn trai lúc 2h sáng để báo tin dữ. Nhưng điều khiến cô bất ngờ đó là ngay cả khi vừa trải qua giây phút sinh tử, Hoàng Hiệp vẫn nghĩ tới việc dùng tiền bồi thường để ngỏ chuyện cưới xin.
“Sau vụ tại nạn, anh Hiệp được đền bù 10.000 USD, ảnh chạy qua nói ‘Em ơi có tiền làm đám cưới rồi’. Tôi nghe câu đó mà thương rồi cảm động dễ sợ. Tại lúc đó hai đứa còn nghèo lắm, tôi thì còn đi học, anh Hiệp chưa có việc làm ổn định, phải nhờ tiền đụng xe để làm đám cưới”, Phương Quỳnh chia sẻ.
Cưới xong hai vợ chồng ca sĩ Hoàng Hiệp đối mặt với không ít khó khăn, nhưng chính nhờ sự đồng lòng và tình yêu mãnh liệt đã giúp cả hai có một cái kết viên mãn.
Trong chương trình Gõ cửa thăm nhà, Hoàng Hiệp không quên dành lời ngọt ngào cho vợ: “Đối với Hoàng Hiệp, sự nghiệp lớn nhất là gia đình và Hiệp làm tất cả mọi việc để vợ con có cuộc sống tốt hơn. Phương Quỳnh là một người bạn đồng hành chấp nhận Hiệp cả khi tôi tay trắng, cô ấy là báu vật Hiệp sẽ giữ suốt đời”.
Linh Giang
Từ bỏ sự nghiệp đang thăng hoa tại Việt Nam, Xuân Nghi tự lập tại Mỹ bằng đủ mọi nghề từ bưng phở, bán trà sữa ...
" alt=""/>Hoàng Hiệp sang Mỹ định cư: từng ở gara, đi làm tại tiệm phởKhi số lượng mây tự nhiên không còn nhiều, cũng như giá thành rất đắt đỏ, thì đồmây nhựa đang là lựa chọn thông minh. Với sự ưu việt của chất liệu nhựa giả mây(gần gũi với tự nhiên, màu sắc đa dạng, bền, đẹp…) và sự cơ động trong việc thayđổi kích thước và kiểu dáng phù hợp với mọi không gian, đồ mây nhựa vừa mang sựtinh tế sang trọng của mây, giá cả phù hợp với mọi gia đình
![]() |
Chuyên gia đồ mây Lê Minh Hiếu |
Bộ sưu tập là những bức tranh mô tả sinh động hình ảnh các y bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an đang ngày đêm đương đầu với dịch ở tuyến đầu, kể lại chân thực những câu chuyện về sản phụ F0 gắng gượng giành giật sự sống hay em bé lon ton trong bộ đồ bảo hộ chuẩn bị rời nhà đi điều trị cách ly.
![]() |
Hình ảnh F0 nhỏ tuổi phải xa nhà đi điều trị cách ly được họa sĩ vẽ lại một cách sinh động. |
Những hình ảnh đôi mắt long lanh trìu mến của nữ bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ, ánh nhìn đầy lưu luyến của chiến sĩ công an khi vội ghé qua nhà dù chỉ là màu sơn trên tấm vải nhưng khiến người xem không khỏi nghẹn ngào xúc động.
Họa sĩ Thuận cho biết: "Tôi thấy hình ảnh đôi tay một nữ bác sĩ phồng rộp sau một ngày đeo găng tay cao su, tôi xúc động rồi nghĩ rằng mình cũng phải làm gì đó để cùng cả nước tham gia chống dịch. Thế là tôi ngồi vẽ lại đôi tay trắng phếch đó, phồng rộp, nhăn nheo nhưng có lẽ là đôi tay đẹp đẽ nhất.
![]() |
Tác phẩm đầu tiên trong bộ sưu tập vẽ chủ đề mùa dịch của họa sĩ Thuận là đôi bàn tay phồng rộp của nhân viên y tế. |
Bức tranh đầu tiên của bộ sưu tập tôi đặt tên "Bàn tay em là cánh sen hồng". Bộ sưu tập của tôi đều là những hình ảnh đời thường dân dã. Tôi muốn qua những bức tranh của mình, mọi người ý thức hơn nữa về trách nhiệm bản thân trong công tác phòng chống dịch, để lực lượng tuyến đầu bớt đi phần nào vất vả", họa sĩ Thuận chia sẻ.
Chất liệu sáng tạo của người họa sĩ là những hình ảnh đẹp, câu chuyện đẹp, đậm tình người trong mùa dịch. Qua những nét cọ, người họa sĩ mong truyền tải được thông điệp về trách nhiệm và tình dân tộc, để mọi người sẽ đồng cảm hơn, biết ơn hơn với sự hy sinh của lực lượng tuyến đầu và quý trọng hơn những gì bản thân đang được hưởng.
![]() |
Một bức vẽ của họa sĩ Thuận hình tượng hóa bác sĩ dành lại sự sống cho các bệnh nhân Covid-19. |
"Vẽ rất lẹ nên về giá trị nghệ thuật thì không có nhiều, giá trị của những bức tranh này là sự chân thực, là những câu chuyện thật. Những tác phẩm này được mọi người rất đón nhận. Còn hình ảnh đẹp, còn câu chuyện đẹp là còn vẽ, được góp một phần nhỏ vào công cuộc phòng chống dịch là hạnh phúc rồi", họa sĩ Thuận nói.
Chị Nguyễn Thụy một người viết thư pháp ở Cần Thơ khi ngắm những bức tranh của họa sĩ Trần Quý Thuận đã nhận xét: "Nét vẽ của họa sĩ làm sống động từng cử chỉ của nhân vật. Nhìn vào tranh ta hiểu được tâm trạng từng nhân vật mà họa sĩ gửi vào. Nét vẽ giữ lại những ký ức không thể nào quên ở trận dịch này!".
![]() |
Họa sĩ Trần Quý Thuận trao đổi với PV. |
Chị Huyền Trân một bác sĩ đang làm việc tại Cần Thơ nhận xét: "Tranh họa sĩ Trần Quý Thuận vẽ rất thời sự, làm bật lên được sự khó khăn, vất vả của cán bộ tuyến đầu tham gia chống. Đặc biệt, khi trông thấy bức ảnh em bé trong bộ đồ bảo hộ tôi ngắm rất kỹ. Vì tôi là bác sĩ từng tiếp xúc với bệnh nhân "nhí" bị mắc Covid-19 ở ngoài đời và thấy bức vẽ của họa sĩ Thuận rất giống.".
Đại diện hội Mỹ Thuật TP Cần Thơ cho biết, những tác phẩm mang tính sự kiện nổi bật của đất nước luôn là chủ đề mà Hội đánh giá cao. Bộ sưu tập vẽ về mùa dịch của họa sĩ Trần Quý Thuận sẽ được Hội lưu lại như tài liệu để đào tạo cho những người trẻ, thế hệ mới của hội.
Theo Dân Trí
Bằng sự khéo léo, người phụ nữ này đã sáng tạo ra các mô hình sống động, mô tả lại lực lượng tham gia chống dịch Covid-19 từ chất liệu giấy Kami.
" alt=""/>Những bức vẽ xúc động về tuyến đầu chống dịch Covid